Đương Quy – Liều Thuốc Cho Mọi Nhà

Công dụng và liều dùng của đương quy

Theo Đông y đương quy có vị Ngọt, cay, tính ôn. Vào 3 kinh: Tâm, Can, Tỳ. Có tác dụng: bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là vị thuốc rất phổ thông trong Đông y. Nó là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời cũng dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

Chủ yếu dùng chữa bệnh kinh nguyệt không đều, thống kinh .Trước kỳ kinh 7 ngày thì uống. Ngày uống 6 – 15g dưới dạng thuốc sắc (chia làm 2 lần uống trong ngày) hoặc dưới dạng thuốc rượu mỗi lần 10ml, ngày uống 3 lần. Uống 7 – 14 ngày.

Công dụng và liều dùng của đương quy
Công dụng và liều dùng của đương quy

Phối hợp đương quy cùng các vị thuốc khác

Đương quy được sử dụng độc vị hoặc phối hợp với các vị khác điều trị nhiều bệnh. Trong đó nhiều bệnh là hậu quả của hội chứng nghẽn mạch máu, thiếu máu cục bộ. Đương quy bổ huyết, hoạt huyết khử ứ, chỉ huyết có tác dụng hạ mỡ máu rất tốt. Chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, người bệnh thiếu máu, bệnh tim mạch.

Trên thị trường người ta còn phân biệt ra quy đầu là rễ chính và một bộ phận cổ rễ. Quy thân là phần dưới của rễ chính hoặc là rễ phụ lớn; quy vĩ là rễ phụ nhỏ. Đông y cho rằng tính chất của mỗi bộ phận có khác nhau. Toàn rễ cái rễ phụ được gọi là toàn quy.

Tác dụng của Đương quy

Đương quy dưỡng huyết, bổ huyết

Gần đây người ta chứng minh tỉ lệ tinh dầu ở các bộ phận khác nhau của rễ có khác nhau.

Theo Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân.

– Quy thân chủ thủ có công bồi dưỡng.

– Quy vĩ chủ thông có công trục ứ.

– Quy đầu có tính đi lên trên chữa những chứng tiện huyết, niệu huyết rất hay. Nhưng chữa thổ huyết, nục huyết (chảy máu cam) mà dùng có khác nào chắp cánh cho hổ. Cho nên làm thuốc phải sành chớ ngộ nhận 2 chữ chỉ huyết.

Tác dụng của Đương quy
Tác dụng của Đương quy

Bài thuốc có đương quy

Bát Trân

Gồm: đương quy 4g, xuyên khung 4g, thục địa 4g, bạch thược 4g, nhân sâm (đảng sâm) 4g, phục linh 4g, bạch truật 4g, cam thảo 2g.

Cách dùng: sắc với 2 lát gừng, 2 quả táo uống trước bữa ăn.

Đây là bài thuốc bổ khí huyết kinh điển, được hợp lại từ hai bài thuốc là bài Tứ quân (tác dụng bổ khí) và Tứ vật (bổ huyết), 2 bài kết hợp lại đều bổ khí lẫn huyết ở hậu thiên đều hư.

Hải Thượng Lãn Ông cho rằng khí là vệ thuộc dương. Huyết là dinh thuộc âm đó là lưỡng nghi ở người. Nếu dùng Tứ vật thì cố âm cho nên kết hợp cả Tứ quân để bổ cả khí lẫn huyết không lo âm dương thiên thắng cho nên gọi là Bát trân. Khí huyết sung mãn sẽ sống lâu.

Bài thuốc Tứ vật (bổ huyết)

Gồm: đương quy 12g, thục địa 12g,bạch thược 12g, xuyên khung 6g.

Tứ vật là bài thuốc vừa bổ huyết, vừa hoạt huyết (người xưa còn nói bài thuốc này là bài thuốc chuyên để điều huyết “Điều huyết chi chuyên tễ”). Trong bài thuốc có đương quy là bổ huyết, hòa huyết, địa hoàng là bổ huyết tư âm là quân. Bạch thược là dưỡng huyết liễm âm để tăng tính dược của quân. Làm cho chức năng tàng huyết của Can tốt, làm Thần. Xuyên khung có tác dụng hành huyết trong khí làm huyết lưu thông chống huyết ứ trệ cho nên là tá và sứ.

Như vậy bài thuốc này có tác dụng dưỡng huyết, hoạt huyết kiêm cả hành khí. Cho nên không những điều trị huyết hư mà dùng cho cả huyết ứ trệ.

Bài thuốc về đương quy
Bài thuốc về đương quy

Đương quy dưỡng huyết, bổ huyết

Bài thuốc Tứ quân (bổ khí) gồm các vị: nhân sâm 12g, phục linh 12g, bạch truật 12g, cam thảo (chích) 8g.

Bài chủ yếu để bổ khí hoặc kiện tỳ,  ích khí. Trong đó, nhân sâm bổ khí, bổ chân khí (nguyên khí), bổ 5 tạng có tính cam ôn nên còn kiện tỳ dưỡng vị là quân; bạch truật khổ ôn để kiện tỳ vận thấp (hóa thấp) phối hợp với nhau để bổ khí kiện tỳ là thần; phục linh cam đạm để thẩm thấp kiện Tỳ giúp bạch truật tăng tác dụng hóa thấp là tá; cam thảo chích tính cam ôn cũng là bổ khí hòa trung đưa thuốc vào Tỳ làm chức năng điều hòa các vị thuốc giúp nhân sâm ích khí và hòa trung là sứ.

Trong các trường hợp vô sinh nữ, nhiều người do khí huyết đều hư, sức khỏe suy yếu kinh nguyệt rối loạn… dẫn đến khó có con. Những trường hợp này dùng bài bát trân rất tốt.

Theo kinh nghiệm điều trị hiếm muộn, vô sinh nữ, tôi đã dùng bài Bát trân gia các vị hương phụ, ngải cứu, ích mẫu. Đây cũng là những vị thuốc bổ huyết, bổ khí rất tốt.

Dinh dưỡng của đương quy trong canh gà đông trùng – Ngọc Hương Food

Đương quy trong canh gà đông trùng của Ngọc Hương Food chứa nhiều dinh dưỡng quan trọng.

Vitamin và khoáng chất: Đương quy là nguồn giàu vitamin C, vitamin E và các khoáng chất như kali, canxi và sắt.

Chất xơ: Đương quy là nguồn chất xơ tự nhiên, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và duy trì sự cân bằng đường huyết.

Axit amin: Đương quy chứa các axit amin cần thiết cho quá trình tạo protein và sự phát triển cơ bắp.

Beta-caroten: Đương quy cung cấp beta-caroten, một chất chống oxy hóa có thể chuyển hóa thành vitamin A, tốt cho sức khỏe mắt và làn da.

Dưỡng chất chống vi khuẩn: Đương quy có khả năng chống vi khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Đương quy trong canh gà đông trùng của Ngọc Hương Food là một nguồn cung cấp dinh dưỡng đa dạng và giàu giá trị, góp phần tăng cường sức khỏe và sự phát triển cho cơ thể.

Thực Phẩm Tốt Cho Sức Khỏe
Thực Phẩm Tốt Cho Sức Khỏe

Nguyên Liệu Chính

Gà Đông Trùng Ngọc Hương. Thịt gà được cho là giàu khoáng chất như canxi và sắt,. Cung cấp 17 acid amin thiết yếu cho cơ thể. Đây là một nguồn dinh dưỡng quan trọng để duy trì sức khỏe và cung cấp năng lượng.

Nấm Đông Trùng Hạ Thảo. Nấm đông trùng được cho là có khả năng tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Chúng chứa các dưỡng chất và hợp chất sinh học có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.

Nguyên Liệu Phụ cho Cách làm canh gà đông trùng

Đương Quy. Thảo dược này có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, điều kinh, thông kinh, nhuận tràng, tiêu sưng và dưỡng gân. Đương Quy được sử dụng phổ biến trong y học truyền thống. Để cân bằng và bổ trợ sức khỏe.

Đại Táo. Đại Táo được coi là một loại thực phẩm bổ ích tỳ vị, dưỡng huyết và an thần. Chúng chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin C, chất xơ và kali.

Sâm. Sâm được biết đến là một loại thảo dược có tác dụng bổ khí, cố thoát, điều tiết cơn khát. Giúp ích cho trí não, an thần, kiện tỳ, bổ phế, trấn tĩnh, giảm đau mỏi và chống mệt mỏi.

Hạt Sen: Hạt Sen có tác dụng bổ tỳ, dưỡng thận, cung cấp sáp trường, cố tinh, dưỡng tâm và an thân. Chúng là một nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng quan trọng trong canh Gà Đông Trùng.

Kỳ Tử: Kỳ Tử có tác dụng an thần, minh mục và được cho là bổ ích tinh bất túc. Nó cũng giúp nhuận phế, tư thận, sinh tinh huyết và ích khí, bổ thận và cân bằng cơ thể.

Nấm Tuyết: Nấm Tuyết là một nguyên liệu quan trọng trong canh Gà Đông Trùng, với hàm lượng vitamin, khoáng chất và enzim cao. Chúng giúp tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể.

Cách làm canh gà đông trùng

Chuẩn bị các nguyên liệu: Rửa sạch và thái nhỏ thịt gà. Ngâm Gà Đông Trùng, Nấm Đông Trùng Hạ Thảo trong nước ấm cho đến khi mềm.

Trên một nồi, đun nước sôi, cho thịt gà vào luộc trong khoảng 5 phút để loại bỏ cặn bẩn.

Tiếp theo, đổ nước luộc gà và rửa sạch gà dưới nước lạnh.

Trong một nồi khác, đun sôi nước, sau đó thêm Gà Đông Trùng, Nấm Đông Trùng Hạ Thảo, Đương Quy, Đại Táo, Sâm, Hạt Sen, Kỳ Tử, và Nấm Tuyết.

Khi nước sôi trở lại, giảm lửa và nấu trong khoảng 30-45 phút cho đến khi gà chín mềm và các nguyên liệu khác mềm.

Trong một chảo nhỏ, hâm nóng dầu ăn, thêm hành và tỏi băm nhỏ, xào cho thơm.

Đổ hỗn hợp hành tỏi vào nồi canh, nêm gia vị với muối và tiêu theo khẩu vị.

Khi canh đã sôi lại, tắt bếp và trình bày canh trong tô.

>> Xem thêm: Cháo Gà Đông Trùng 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *